Đầu cos là loại vật tư dùng để đấu nối cáp điện với các thiết bị điện để tăng khả năng dẫn điện liên tục, đảm bảo được sự kết nối an toàn và chắc chắn. Đầu cos được làm từ vật liệu đồng hoặc vật liệu nhôm. Đầu cos có nhiều cách gọi khác nhau như đầu cos nối dây điện, đầu cos, đầu cốt, đầu cosse, tên tiếng anh là teminals lug, cable lug...
2. Phân loại đầu cos điện
2.1. phân loại dựa theo vật liệu đầu cos có 3 loại sau:
- Đầu cos đồng
- Đầu cos nhôm
- Đầu cos đồng nhôm
Đầu cos đồng: Đầu cos đồng hay còn gọi là cos đồng đúc, đầu cos đồng đỏ được sản xuất từ đồng tinh khiết bằng cách nung nóng chảy đồng sau đó đổ vào khuôn cố định để cho ra sản phẩm đầu cos đồng mang tính dẫn điện cao, chất lượng tốt. Đầu cos đồng được sử dụng để đấu nối cáp điện trung thế, cáp điện hạ thế có lõi bằng đồng với các thiết bị điện có tiếp điểm được sản xuất bằng đồng. Phụ kiện này có tính chất hay bị ô xi hóa trong môi trường tự nhiên, cho nên người ta thường hay mạ một lớp kẽm hoặc niken ở bề mặt ngoài để tăng khả năng chống oxi hoá, ăn mòn của môi trường.
Đầu cos nhôm: Đầu cos nhôm được sản xuất từ nhôm tinh khiết theo phương pháp nóng chảy nhôm sau đó đổ vào khuôn cố định tạo ra sản phẩm có tính dẫn điện tốt. Loại đầu cos này dùng để đấu nối dây cáp có lõi bằng nhôm với các thiết bị điện có bản cực bằng nhôm.
Đầu cos đồng nhôm: Đầu cos đồng nhôm là sự kết hợp của hai loại vật liệu đồng và nhôm. Phần thiết kế bằng nhôm sẽ được đấu nối với dây cáp nhôm hoặc các thiết bị có bản cực bằng nhôm, còn phần thiết kế bằng đồng sẽ được đấu nối với dây cáp đồng hoặc các thiết bị có bản cực bằng đồng. Mục đích của việc sử dụng đầu cos đồng nhôm này là kết nối hai điểm tiếp xúc của 2 kim loại khác nhau nhằm nâng cao tính dẫn điện. Loại đầu cos này được sử dụng lâu dài do nó có khả năng chống ăn mòn điện hoá.
2.2. Phân loại theo khà năng làm việc liên tục của điện áp chia đầu cos thành 3 loại:
- Đầu cos cao thế
- Đầu cos trung thế
- Đầu cos hạ thế
2.3. Phân loại theo
Căn cứ vào khả năng làm việc liên tục của điện áp người ta có thể chia đầu cos thành 3 loại sau đây:
- Đầu cos cao thế là loại đầu cos dùng cho các dây cáp có điện áp 110kV, 220kV hoặc 500kV. Đầu cos cao thế thường được sản xuất bằng nhôm nguyên chất 99% và có kích thước lớn với hình dáng giống với đầu cos thẻ bài.
- Đầu cos trung thế có khả năng cấp điện áp từ 22kV đến 35kV chúng thường được sử dụng trong các hệ thống điện trung thế
- Đầu cos hạ thế được sử dụng để nối cáp điện có điện áp từ 0,4 đến 1kV với các thiết bị điện hạ thế, đây là loại đầu cos khá phổ biến và được rất nhiều người biết đến.
Căn cứ vào phương pháp thi công đấu nối đầu cos được chia thành hai loại:
- Đầu cos ép: để đấu nối dây cáp người ta sử dụng kìm thủy lực để ép phần thân của đầu cos ép chặt với sợi cáp.
- Đầu cosse siết: Sản phẩm này người ta sử xoáy chặt bulong được thiết kế gắn trên thân của đầu cos với phần dây cáp cần đấu nối.
Căn cứ vào số lượng lỗ bắt bulong trên đầu cos thì chúng ta có thể chia chúng thành 2 loại:
- Đầu cosse 1 lỗ: Đây là loại sản phẩm chỉ được thiết kế với 1 lỗ bắt bulong với thiết bị. chúng chỉ áp dụng đối với những cáp có tiết diện nhỏ
- Đầu cosse 2 lỗ: Trên sản phẩm người ta thiết kế 2 lỗ bắt bulong để cố định đầu cáp một các vững chắc hơn, giảm thiểu rủi ro tụt đầu cáp khỏi thiết bị. Theo tiêu chuẩn của điện lực những cáp có tiết diện 120mm2 trở lên khuyến cáo sử dụng đầu cosse 2 lỗ để thi công đấu nối
Các loại đầu cos phổ biến hiện nay gồm có
Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về từng loại đầu cos kể trên
- Đầu cos đồng hay còn được gọi là đầu đầu cốt đồng được sản xuất bằng cách nung nóng chảy đồng nguyên chất rồi đổ vào khuôn cố định để cho ra bộ sản phẩm đầu cos với chất lượng cao. Đầu cốt đồng đỏ thường được sử dụng để đấu nối cáp điện trung thế, hạ thế có cấu trúc ruột là lõi đồng với các thiết bị điện có tiếp điểm được sản xuất bằng vật liệu đồng. Do đặc tính của đồng hay bị ô xi hóa trong điều kiện môi trường tự nhiên, vì vậy đầu cốt đồng đỏ sau khi được đúc song người ta thường mạ lên bề ngoài 1 lớp Niken để chống lại sự ô xi hóa của môi trường.
- Đầu cos đồng đỏ về kiểu dáng thường có hai loại chính sau đây:
+ Đầu cos đồng đỏ 1 lỗ, chúng thường sử dụng cho các loại cáp có tiết diện nhỏ hơn 185mm2.
+ Đầu cốt đồng đỏ 2 lỗ, chúng được sử dụng cho cáp có tiết diện từ 240mm2 trở lên.
=>> Bảng báo giá đầu cos đồng mới nhất HOT
Đầu cos điện đồng nhôm hay còn gọi là đầu cos nối dây điện đồng nhôm, đầu cốt đồng nhôm chúng được sản bằng phương pháp nung nóng chảy đồng, nhôm rồi đổ vào khuôn cố định. Đầu cos loại này có phần thân nối với cáp điện là nhôm nguyên chất, phần tiếp điểm bắt với các thiết bị điện được sản xuất từ đồng đỏ.
Đầu cos đồng nhôm được sử dụng để bắt cáp điện có cấu trúc ruột sản xuất bằng nhôm với các thiết bị điện có tiếp điểm làm bằng đồng nguyên chất. Sản phẩm này thường có hai loại sau đây:
- Đầu cos đồng nhôm 2 lỗ, sử dụng cho cáp có tiết diện lớn với 2 lỗ bắt bulong giúp cho việc đấu nối trở nên an toàn và chắc chắn hơn
- Đầu cos đồng nhôm 1 lỗ, sử dụng cho cáp có tiết diện nhỏ.
=>> Bảng giá đầu cos đồng nhôm mới nhất HOT
Đầu cos nối dây điện SC có thiết kế của kiểu đầu cos phần kết nối là hình vòng tròn. Vì thế, bề mặt nơi tiếp xúc của đầu cos phẳng. Đây hiện đang là thiết bị được lựa chọn phổ biến chuyên dùng trong việc kết nối điện áp thấp. Điển hình như là ở MCB, MCCB hay ACB...
Đường kính của đầu cos SC có thể được thay đổi tùy theo ứng dụng trong thực tế. Loại đầu cos này làm từ chất liệu đồng điện phân, chứa độ tinh khiết rất cao. Bên ngoài sẽ được mạ một lớp thiếc điện không chì. Lựa chọn này, sẽ dễ dàng giúp đầu cos có được khả năng trong việc chống ăn mòn rất hiệu quả.
Chưa hết, thiết kế của đầu cos kiểu SC còn có dạng khác như 1 lỗ hoặc 2 lỗ. Tuy nhiên, loại nhiều lỗ vẫn được ưa chuộng nhiều hơn, do đảm bảo được độ chắc chắn và hạn chế việc lỏng ra do các tác động từ lực bên ngoài. Kiểu đầu cos này sẽ dễ dàng cho phép người dùng nhìn và kiểm tra một cách trực quan hơn so với các dây dẫn được lắp ở bên trong thông qua lỗ trên nó.